Sỏi thận là một bệnh rất thường gặp, tỷ lệ khoảng 1/11 người và khi đã bị sỏi thận thì nguy cơ tái phát là 50%. Phần lớn sỏi thận đều hình thành từ canxi – sự kết hợp của canxi với oxalate, nhưng cũng có những trường hợp canxi kết hợp với phốt phát – ở một mức độ thấp hơn nhiều, và canxi kết hợp với acid uric. Gần đây, các nhà khoa học lại có thêm bằng chứng mới về các yếu tố nguy cơ gây ra sỏi thận. Dưới đây là những yếu tố nguy cơ đó.
1.Thiếu canxi
Quan niệm trước đây là thừa canxi hình thành nên sỏi thận, do đó cần thay đổi hoặc sử dụng ít canxi trong chế độ dinh dưỡng. Đó là tư duy cũ và không đúng. Theo một nghiên cứu của Trường Y Harvard năm 2013, những người có chế độ ăn nhiều canxi hoặc ít canxi đều có nguy cơ bị sỏi thận. TS. Mantu Gupta, Chủ tịch Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Mount Sinai St. Luke cho biết, điều quan trọng nhất là sự cân bằng canxi. TS. Gupta giải thích rằng, nếu chế độ ăn uống của bạn thiếu canxi, thì chất oxalate – chất thường liên kết với canxi trong đường tiêu hóa sẽ liên kết với canxi trong nước tiểu và kích hoạt sự hình thành sỏi thận.
>>>
Sữa anlene bổ sung canxi dành cho người lớn
2. Oxalate trong các loại rau
TS. Roger L. Sur, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sỏi thận của Trường đại học California San Diego cho biết, oxalat được tìm thấy trong các loại rau lá xanh như rau bina, đại hoàng và củ cải đường. Oxalat sẽ liên kết với canxi trong ruột của bạn và được thải ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Nhưng khi lượng oxalat quá cao, các hóa chất này có thể tập trung trong nước tiểu và dẫn đến hình thành sỏi. Điều đó không có nghĩa bạn nên bỏ ăn rau mà bạn cần ăn cân đối các loại rau. Cần ăn thêm các loại rau ít chất oxalate hơn như cải xoăn hay bông cải trắng.
3. Ăn quá mặn
Muối cũng là một trong những tác nhân gây sỏi thận. Khi lượng natri của bạn tăng có thể gây ra sự gia tăng lượng canxi trong hệ bài tiết. Bác sĩ tiết niệu Brian Stork, phát ngôn viên của Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ cho biết, sự gia tăng canxi trong nước tiểu làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Các chuyên gia khuyên rằng, hầu hết mọi người nên hạn chế tiêu thụ natri, chỉ dùng 2.300mg mỗi ngày, những người khác, như người có huyết áp cao, cần giảm đến dưới 1.500mg mỗi ngày.
4. Ít dùng hoa quả có múi
TS. Gupta cũng cho biết, trong các trái cây có múi như chanh hoặc bưởi, có chứa một hợp chất gọi là citrate, được cho là giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh sỏi thận.
5. Ăn nhiều thịt
Ăn quá nhiều thịt gia cầm và thịt đỏ cũng có thể khiến bạn mắc nguy cơ bị sỏi thận. Một nghiên cứu năm 2014 đăng trên tạp chí Dinh dưỡng phát hiện ra rằng, những người ăn chay và ăn cá ít bị sỏi thận hơn từ 30-50% so với những người ăn khoảng 100g thịt mỗi ngày.
6. Uống quá nhiều trà đen
Một báo cáo được đăng tải trên tạp chí Y học New England năm 2015 cho thấy, một người đàn ông 56 tuổi đã được đưa đến bệnh viện vì suy thận sau khi uống quá nhiều trà đã gây sốc cho cộng đồng mạng. Trà đen (một trong những loại phổ biến nhất ở Mỹ) cũng là một nguồn chính cung cấp oxalate, chất có thể tạo thành sỏi thận. Người đàn ông này đã uống khoảng 16 ly chè đen hàng ngày. TS. Gupta cho biết, những người có nguy cơ mắc sỏi thận cao nên hạn chế hay cắt trà ra khỏi chế độ ăn uống của họ hoàn toàn.
7. Nước soda
Thông thường, giữ nước là một trong những cách thông minh để tránh sỏi thận. Đó là lý do tại sao các chuyên gia nói rằng cần uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày. Nhưng không phải tất cả các loại đồ uống đều giống như nhau. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, uống một lon soda có đường mỗi ngày có thể làm tăng tỷ lệ mắc sỏi thận lên 23%. Các nhà nghiên cứu cho rằng, fructose trong nước ngọt làm tăng hóa chất gây sỏi thận.
8. Mắc bệnh viêm đường ruột
Những người mắc bệnh viêm đường ruột thường có nguy cơ cao bị sỏi thận hơn, đó là nghiên cứu được công bố trên Tạp chí quốc tế về bệnh thận năm 2013. Theo đó, những người có bệnh Crohn (viêm đường ruột) và viêm loét đại tràng là đặc biệt nguy hiểm. Bệnh đi kèm với tiêu chảy, có thể làm tăng nguy cơ mất nước và tăng tỷ lệ các chất gây sỏi thận.
9. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái diễn
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể là dấu hiệu của sỏi thận. Một số trường hợp sỏi thận không gây đau và đây là dấu hiệu của bệnh sỏi thận mà bạn không để ý.
10. Dùng quá nhiều thuốc nhuận tràng
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Thuốc năm 2010, những người thường sử dụng thuốc nhuận tràng cũng là người dễ bị sỏi thận. Thuốc nhuận tràng có tác dụng phụ là cản trở việc hấp thụ chất dinh dưỡng và thuốc, gây mất cân bằng điện giải và liên quan đến hình thành sỏi thận. Sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng khiến cơ thể mất nước và gây sỏi thận.
11. Dùng thuốc điều trị đau nửa đầu
Những người dùng topiramate (trong đơn thuốc gọi là topamax) có thể bị sỏi thận cao hơn so với người không dùng thuốc này. Nghiên cứu của tạp chí Thận học (Mỹ) năm 2006 cho biết, chất topiramate có thể làm tăng nồng độ pH trong nước tiểu, nguy cơ dẫn đến sỏi thận. Hãy hỏi bác sĩ trước khi thay đổi phác đồ điều trị.
12. Béo phì
Tạp chí Tiết niệu 2011 cho biết, nguy cơ mắc sỏi thận của phụ nữ béo phì cao hơn người khác 35%. Những người béo phì thường thay đổi nồng độ pH trong nước tiểu, gây tích tụ axít uric – đây là nguyên nhân hình thành sỏi thận.
13. Phẫu thuật giảm cân
Nghiên cứu trên tạp chí Tiết niệu năm 2009 nói rằng: “Sau khi phẫu thuật giảm cân, cơ thể không thể hấp thụ nhiều canxi và điều này làm hình thành chất oxalate trong đường tiết niệu, dẫn đến sỏi thận. Nếu bạn đã phẫu thuật giảm cân, hãy hỏi bác sĩ làm thế nào giảm nguy cơ sỏi thận, hoặc hạn chế ăn thịt và ăn mặn, hoặc sử dụng đủ lượng canxi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét