Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Cháu bé 6 tháng tuổi bị gẫy xương hàm vì tai nạn xe tập đi

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương vừa phẫu thuật cố định lại xương hàm cho một cháu bé 6 tháng tuổi do trượt xe tập đi ở nhà.


Tai nạn trên xảy ra với bé Nguyễn Xuân Linh (6 tháng tuổi, Hoài Đức, Hà Nội). Theo đó, khi cháu Linh ở nhà với bà và được đặt vào chiếc xe tập đi. Tuy nhiên, một phút lơ đễnh chiếc xe tập đi mất đà trượt xuống cầu thang khiến vùng mặt của bé đập mạnh vào các bậc cầu thang, gây đau đớn và chảy rất nhiều máu.

Cháu bé được đưa đến Khoa Cấp cứu chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng tình trạng lơ mơ, da nhợt nhạt do mất nhiều máu. Các bác sĩ tiến hành cho thở oxy, truyền dịch, giảm đau đồng thời truyền máu, sau đó chỉ định chụp cắt lớp vùng hàm mặt.

Kết quả cho thấy cháu bị gãy rời di lệch xương hàm dưới. Sáu tiếng sau khi vào viện, bé đã qua cơn nguy kịch. Cháu Linh được phẫu thuật kết hợp cố định xương hàm dưới bằng nẹp vít và sau đó được chuyển sang điều trị tại khoa răng hàm mặt. Sau 6 ngày điều trị, bé được các bác sĩ cho ra viện trong tình trạng sức khỏe ổn định .

Thực tế tai nạn xe tập đi không phải là hiếm gặp, thậm chí ở một số nước phát triển điển hình như ở Mỹ đã cấm sử dụng loại xe tập đi này. Theo một nghiên cứu ở Australia cho thấy xe tập đi là yếu tố thứ hai gây tai nạn ở trẻ nhũ nhi; nghiên cứu tại Mỹ thì đây là yếu tố phổ biến nhất.

Tất cả nghiên cứu hiện nay đều cho thấy xe tập đi không giúp được gì trong phát triển của trẻ mà còn có thể có tác dụng ngược lại. Trẻ sử dụng xe tập đi thường xuyên sẽ phát triển các kỹ năng vận động như ngồi, bò, đứng, đi chậm hơn hẳn so với trẻ không sử dụng.

Để tránh những tai nạn đáng tiếc do xe tập đi gây ra, các bác sĩ khuyến cáo, khi để trẻ với xe tập đi, các bậc cha mẹ phải theo sát trẻ bởi bé có thể tự cho xe đi khắp nhà, dễ va đập vào các đồ vật. Vì thế nên để trẻ trong phòng rộng, tránh vật dụng cứng sắc, những chỗ đễ trơn trượt, đặc biệt không cho trẻ chơi ở các khu vực gần cầu thang. Để trẻ một mình với xe tập đi, giù chỉ trong giây lát, cũng có thể dẫn tới những tai nạn nghiêm trọng, gây hậu quả khó lường.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Sữa công thức tại Việt Nam đang lên ngôi

Nếu tính theo tỷ lệ thì mẹ Việt mất 10% thu nhập năm để mua sữa cho con, còn tỷ lệ này ở Nhật chỉ là 0,59%

Mẹ Việt mất 10% thu nhập năm để mua sữa cho con, còn tỷ lệ này ở Nhật chỉ là 0,59%.

    sữa công thức tại Việt Nam đang lên ngôi
    Hiện nay, mỗi bà mẹ khi sinh con nhỏ được nghỉ thai sản 6 tháng, đó là theo quy định của pháp luật.
    Thế nhưng trên thực tế tìm hiểu của phóng viên, rất nhiều phụ nữ làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là công nhân, khó có thể nghỉ được hết khoảng thời gian này bởi áp lực đi làm sớm từ lúc khoảng 3-4 tháng đối với họ rất lớn.
    Đó là chưa kể đến việc rất nhiều các chủ doanh nghiệp tư nhân không có hạ tầng hỗ trợ vắt sữa và bảo quản sữa mẹ. Chính vì thế dù có muốn giữ sữa cho con bú thì các bà mẹ Việt cũng gặp nhiều khó khăn.
    Ngoài những lý do này thì còn rất nhiều lý do khác liên quan đến nhận thức y tế, xã hội và tác động của gia đình, khiến cho tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam đang ở mức thấp nhất Đông Nam Á, chỉ 17%.
    Điều đó đồng nghĩa với sự lên ngôi của sữa công thức.
    Thị trường sữa cho trẻ dưới 1 tuổi hiện có rất nhiều lựa chọn. Đối với các dòng sữa ngoại nhập hoặc xách tay, giá có thể dao động từ 500 nghìn đến 800 nghìn đồng, tùy loại. Còn đối với dòng sữa sản xuất trong nước, giá sẽ từ 310 nghìn đến khoảng 350 nghìn/hộp.
    Tính ở mức tiêu thụ sữa thấp khi mẹ vẫn duy trì được sữa mẹ cho con, mỗi tháng một em bé uống 1 hộp sữa 900 gram (tương đương với chỉ khoảng 30 gram mỗi ngày, tức bằng vài thìa sữa nhỏ) thì mỗi năm bà mẹ Việt tiêu tốn ước khoảng 3.960.000 đồng.
    Trong khi đó ở Nhật, giá bán lẻ sữa Meiji (loại cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vốn rất phổ biến) vào khoảng 400 nghìn đồng Việt Nam. Như vậy, mỗi năm mẹ Nhật sẽ mất 4.800.000 đồng để mua sữa công thức cho con, nhiều hơn mẹ Việt Nam khoảng hơn 800 nghìn đồng
    Số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) tính đến cuối năm 2015 cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam vào khoảng 2.000USD/người/năm. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người của người Nhật gấp 18 lần Việt Nam.
    Nếu tính theo tỷ lệ thì mẹ Việt mất 10% thu nhập năm để mua sữa cho con, còn tỷ lệ này ở Nhật chỉ là 0,59%. Đối với nhóm nước công nghiệp phát triển G7, tỷ lệ thu nhập dành để mua sữa cho con gần như tương đương. Tỷ lệ 10% thu nhập dành để mua sữa cho con như trên sẽ còn cao hơn nếu mẹ Việt Nam mua sữa bột nhập ngoại dành cho con thì tỷ lệ trên lên đến 16,5%.
    Có nghĩa là dù nghèo nhưng kể cả dùng sữa nội địa sản xuất trong nước như sữa nutifoodsữa vinamilk thì người Việt vẫn phải dành phần thu nhập quá lớn để mua sữa bột cho con cái của họ.
    Thực ra, với thu nhập còn thấp, tỷ lệ chi tiêu cá nhân trên tổng thu nhập của một người dân ở nước đang phát triển sẽ luôn cao hơn nhiều so các nước đã phát triển. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ, khoản chi phí đối với sữa cho trẻ em hoàn toàn có thể thấp hơn nhiều, nếu các bà mẹ ở Việt Nam lựa chọn cách nuôi con khoa học và kinh tế hơn - nuôi con bằng sữa mẹ.
    Các tổ chức y tế luôn khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì tối thiểu trong 2 năm. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam chỉ đạt 17%, thấp nhất khu vực Đông Nam Á, bằng 1/3 tỷ lệ tối thiểu 50% của thế giới, thuộc nhóm rất thấp của thế giới. Tại Lào và Campuchia, tỷ lệ này cũng đạt đến 40% và 65%.
    Vậy là khi thu nhập của người Việt còn thấp, việc các bà mẹ quá ưa chuộng sử dụng sữa bột, đặc biệt là các loại sữa nhập ngoại đắt tiền, để thay thế gần như hoàn toàn sữa mẹ, càng khiến ngân sách chi tiêu dùng trở nên tốn kém, đồng thời góp phần giúp các hãng sữa công thức được "trọng dụng" thái quá ở Việt Nam.

    Nguồn: http://suabim.vn/info/tin-tuc-triet-ly-cuoc-song/sua-cong-thuc-tai-viet-nam-dang-len-ngoi-323.html

    Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

    Sữa Glico Icreo nhận giải thưởng Mother Selection tại Nhật Bản

    Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng Sữa Glico Icreo Balance Milk vừa nhận được giải thưởng Mother Selection - sản phẩm được yêu thích nhất tại Nhật.

    Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng Sữa Glico Icreo Balance Milk vừa nhận được giải thưởng Mother Selection - sản phẩm được yêu thích nhất tại Nhật.

    Giải thưởng Mother Selection là giải thưởng thường niên được tổ chức tại Nhật Bản bắt đầu từ năm 2008. Giải thưởng được bảo trợ bởi Hiệp hội các bà mẹ Nhật Bản. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh tạo ra một xã hội mà ở đó các bà mẹ và em nhỏ được sống an toàn, khỏe mạnh. Tổ chức này hình thành một mạng lưới kết nối và hỗ trợ các bà mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dạy con trên toàn nước Nhật.
    Sữa Glico số 0 800g
    Sản phẩm sữa bột công thức Glico Icreo được tập đoàn Glico nghiên cứu và phát triển với mong muốn cống hiến cho sự trưởng thành khỏe mạnh của bé và sức khỏe của người mẹ. Với triết lý kinh doanh “Vì một tương lai khỏe mạnh cho mẹ và bé” Glico Icreo mong muốn trở thành người bạn đồng hành cùng các bà mẹ và gia đình trong quá trình chăm sóc bé yêu khôn lớn.
    Thông qua hoạt động sản xuất các sản phẩm kẹo sô-cô-la, bánh quy, kẹo và singgum, Glico đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình sang sản xuất kem và thực phẩm chế biến khác. Từ tháng 4/2013 tập đoàn Ezaki Glico mở rộng phạm vi kinh doanh các sản phẩm sữa và nước giải khát như sữa chua, đồ uống đóng chai và các sản phẩm về thịt như dăm bông, xúc xích.Thành lập từ năm 1922 cho tới nay, sau hơn 90 năm Glico hiện là một trong những tập đoàn chuyên về bánh kẹo và thực phẩm lớn tại Nhật Bản với doanh thu đạt bình quân 3 tỷ USD mỗi năm.
    Trong năm 2015, Glico đã ủy quyền cho công ty TNHH SnB nhập khẩu và phân phối sản phẩm sữa bột công thức Glico Icreo tại thị trường Việt Nam.

    Nguồn: http://suabim.vn/info/tin-tuc-triet-ly-cuoc-song/sua-glico-icreo-nhan-giai-thuong-mother-selection-tai-nhat-ban-322.html

    Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

    Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy Baby Led Weaning

    Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy Baby Led Weaning là một phương pháp rất khoa học được rất nhiều mẹ quan tâm vì những lợi ích mà nó mang lại. Đây cũng là phương pháp được yêu chuộng ở châu Âu và châu Mỹ.

    Phương pháp BLW là gì?

    Ở một số nước như Úc, Mỹ, New Zealand, “Weaning” có nghĩa là cai sữa hay dứt sữa. Nhưng ở Anh, “Weaning” dùng để chỉ việc bé ăn dặm.

    BLW nghĩa là em bé được khuyến khích ăn dặm bên cạnh việc bú sữa. Một nguyên lý nữa của BLW là em bé sẽ được quyền quyết định ăn gì ngay từ khi bắt đầu. Mẹ nên đặt bé vào ghế ăn dặm để tạo cho bé thói quen, cứ mỗi lần đặt vào ghế ăn dặm tức là đang chuẩn bị ăn. Và cho bé ăn từng muỗng đồ ăn mềm và nhuyễn thì theo BLW sẽ cho bé nhiều sự lựa chọn hơn là “đồ ăn chỉ dành cho trẻ em”.



    Lợi ích của phương pháp BLW

    - BLW là cách tự nhiên để bé bắt đầu ăn dặm. Bé sẽ được chọn lựa ăn gì, ăn như thế nào và bé chịu trách nhiệm kiểm soát mọi việc chứ không phải bố mẹ.

    - Tạo ra những cơ hội cho bé phát triển kỹ năng nhai, nuốt, tiêu hóa. Ngoài ra, bé sẽ được nhuần nhuyễn khả năng phối hợp tay và mắt để bốc thức ăn.

    - Bố mẹ chỉ chuẩn bị phần ăn cho bé, bé sẽ là người tự quyết định ăn gì và ăn bao nhiêu. Điều này giúp bé hứng thú với việc ăn uống hơn. Bé sẽ ngưng ăn khi cảm thấy no, giúp bé không ăn quá nhiều, tránh nguy cơ béo phì về sau.

    - Những bé bị bố mẹ đút ăn theo khẩu phần mà bố mẹ đã chuẩn bị trước, đôi khi bé không thích .

    Những điều lưu ý khi thực hiện BLW

    Ban đầu, bé có thể tìm, cầm, nắm thức ăn, nhưng cũng có thể ném đi, nghịch ngợm, vò nát thức ăn hoặc bôi trét khắp cả người. Đây đều là những hành vi bình thường của bé, mẹ đừng lo lắng là bé không chịu phương pháp này. Mẹ cần kiên nhẫn tập dần cho bé quen với vị trí tay – miệng.

    Ở độ tuổi này, thức ăn dặm chỉ là một phần trong chế độ ăn của bé và không thay hoàn toàn sữa mẹ được. Sữa mẹ luôn cần thiết cho chế độ ăn hằng ngày của bé trong 12 tháng đầu đời. Nếu bé không chịu uống sữa nữa mà thích ăn dặm hơn thì bạn nên giảm số lượng và số lần ăn dặm của bé lại.

    Mẹ nên ở cạnh và quan sát bé liên tục trong bữa ăn. Mặc dù bé có thể tự ăn một mình được nhưng mọi thứ đều có thể bị bé cho vào miệng. Thức ăn nên nấu mềm vừa phải để bé cầm và nhai được trước khi nuốt. Khi thức ăn quá nhỏ hoặc cứng bé sẽ bị nghẹn hoặc sặc vào phổi.

    Me nên cắt thức ăn thành khối vừa ăn. Hình chữ nhật dài sẽ giúp bé dễ bốc thức ăn hơn. Cho bé ngồi vào ghế ăn phù hợp và ngồi thẳng để dễ ăn hơn. Bé có thể uống một ngụm nước để dễ nhai hơn, chọn cốc hút nước có tay cầm cho bé khi ăn.



    Những lần đầu tiên, bé sẽ biến bữa ăn thành một “bãi chiến trường”, tất nhiên là bé cũng sẽ lem nhem. Mẹ đừng cáu gắt với bé hoặc ngại dọn dẹp, vì dần dần bé sẽ quen với với việc ăn uống, lúc đó mẹ chỉ cần quan sát bữa ăn ngon lành của bé, hoặc tranh thủ thời gian bé ăn để làm một vài công việc khác xung quanh bé.

    Trước khi ngồi vào bàn, mẹ nên cho bé mang yếm ăn, lót giấy báo xung quanh bàn ăn của bé để giảm thời gian dọn dẹp. Cứ để bé thoải mái và tự nhiên, mẹ sẽ lau chùi hoặc tắm cho bé sau bữa ăn.

    Mẹ nên cho bé ăn gì?

    Bất cứ thứ gì. Nhưng để dễ dàng, mẹ nên chọn các món rau củ như cà rốt, dưa leo, bông cải, bắp cải, có thể nấu hoặc hấp nhưng chỉ nên vừa chín tới để rau củ còn hình dạng, tránh để nát. Rau củ khá dễ tiêu hóa và lại nhiều màu sắc nên dễ kích thích bé thèm ăn. Ngoài ra, mẹ có thể nấu thịt, cá, cắt thành miếng để giúp bé bổ sung protein, đạm, sắt…

    Mẹ có thể cho bé uống nước trái cây như xoài, chuối, kiwi và cam.

    Khi bé có thể cầm muỗng được, mẹ hãy nấu gạo hoặc ngũ cốc cho bé. Đây là nguồn dinh dưỡng có giá trị vì chứa nhiều sắt và dễ tiêu hoá.

    Nguồn: http://suabim.vn/info/tin-tuc-cham-soc-be/phuong-phap-an-dam-tu-chi-huy-baby-led-weaning-321.html